Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một trong 4 bệnh nguy hiểm ở mèo, do virus FPV gây ra. Thời gian ủ bệnh từ 7-14 ngày, triệu chứng phát bệnh như các loại bệnh nhiễm thông thường như nôn ói, tiêu chảy liên tục, nên rất khó phát hiện nếu không đi test tại thú y. Mèo đã tiêm vacxin 2 mũi vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao nếu sức đề kháng suy yếu và tiếp xúc tại môi trường có virus.
Phòng bệnh giảm bạch cầu khi mèo về nhà mới
Một trong những lưu ý quan trọng khi bạn mua mèo con từ người bán, đó là lời cam kết có xác nhận bằng văn bản về bảo hành mèo bệnh đàn. Thông thường, thời gian ủ bệnh của bệnh giảm bạch cầu ở mèo từ 7-14 ngày nên người bán phải cam kết bảo hành 4 bệnh nguy hiểm (là 4 bệnh có trong vacxin của mèo) trong 7-14 ngày từ lúc về nhà mới. Nếu trong thời gian này, mèo bị giảm bạch cầu thì người bán có trách nhiệm điều trị, đổi mèo khác tùy vào thương lượng của hai bên.
Thường khi bé mèo về nhà mới rất dễ bị stress, việc thay đổi môi trường cũng khiến bé dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, cảm cúm, nôn ói, biếng ăn (thường là biểu hiện của stress hoặc triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo). Tuy nhiên, nếu bị mắc bệnh giảm bạch cầu, các triệu chứng trên sẽ nhiều hơn và mèo nhanh suy yếu hơn, lúc này cần thông báo cho người bán để xác nhận triệu chứng và đem bé đi thú y để test thử.
Để hạn chế các bệnh nguy hiểm như giảm bạch cầu ở mèo xảy ra, bạn có thể mua vòng cổ giảm stress cho mèo và Beta Amin tăng đề kháng cho mèo trong giai đoạn này, uống tăng cường liều gấp đôi. Thường việc uống Beta Amin mất từ 1-2 tuần để các chất phát huy tác dụng, nhưng việc uống sớm sẽ phòng ngừa rất nhiều nguy cơ cho bé trong việc thay đổi môi trường mới.
Khi bé mới về nhà mới, bạn cần cách ly bé mới với các bé mèo cũ từ 2-7 ngày để bé mới quen môi trường, hòa nhập dần dần, đồng thời mua chai xịt khuẩn nano bạc xịt khu vực của bé mới. Khi xịt tránh làm bé hoảng sợ và vuốt ve để bé quen dần với mùi của bạn, cũng cảm thấy yên tâm hơn ở môi trường mới.
Phòng bệnh giảm bạch cầu khi nuôi mèo đàn
Nuôi mèo đàn hoặc làm trại mèo nếu không biết cách xử lý phòng bệnh giảm bạch cầu, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Mình từng nghe rất nhiều câu chuyện mất hàng trăm triệu đồng tiền giống, chữa trị nhưng cả đàn đều không qua khỏi. Vậy làm sao để phòng bệnh giảm bạch cầu hiệu quả khi nuôi mèo đàn?
5 lưu ý quan trọng khi nuôi mèo đàn để phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và giảm bạch cầu ở mèo nói riêng:
1. Phân khu riêng biệt cho các đối tượng: Cần chia khu vực mèo con, mèo bầu, mèo bệnh, mèo trưởng thành để hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi một trong các bé không may nhiễm virus, vi khuẩn nguy hiểm.
2. Khử trùng thường xuyên các khu vực mèo bệnh, mèo con, mèo bầu: Mình thường dùng khử trùng bằng dung dịch xịt khử khuẩn nano bạc DKGREEN để khử trùng sạch, kỹ các khu vực ổ đẻ, khu điều trị bệnh và khu mèo con, khu mèo trưởng thành. Tùy vào nguy cơ lây nhiễm mà phân ra tần suất khử khuẩn phù hợp. Bạn có thể mua máy phun sương nano bạc hoặc như mình dùng luôn máy lọc không khí có chức năng phun hơi nước. Thời điểm mình nuôi 25 con mèo trưởng thành, mình đã đầu tư 3 máy lọc không khí và đổ nano bạc thường xuyên để khử khuẩn, do đó hạn chế được các bệnh nguy hiểm.
3. Chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ: Ngoài việc cho ăn uống đầy đủ, bạn nên bổ sung thêm các vitamin, men vi sinh, đặc biệt chú trọng vào việc tăng đề kháng khi nuôi mèo đàn. Nuôi mèo đàn thường là nuôi nhốt, các bé không được vận động nhiều nên sức đề kháng không nhạy như các bé mèo hoang vốn thường xuyên thay đổi với nhiều loại môi trường. Mình thường bổ sung thêm Beta Amin+ tăng đề kháng cho bé và men vi sinh Bioline MBR9, 2 loại này tưởng bình thường nhưng lại rất quan trọng khi nuôi đàn. Vì 80% hệ miễn dịch chó mèo nằm ở đường ruột, đường ruột khỏe mạnh thì cơ thể bé cũng khỏe mạnh hơn.
4. Chích vacxin đầy đủ: Việc chích vacxin 4 bệnh không có nghĩa bé sẽ an toàn khi sống ở môi trường có virus giảm bạch cầu, nhưng sẽ giúp bé nhanh chóng vượt qua bệnh hoặc không suy yếu quá mức khi mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Mèo từ 2 tháng tuổi nên cho bé đi chích, chích tầm 3 mũi và mỗi năm nhắc lại 1 lần để an toàn cho các bé.
5. Thăm khám thường xuyên, để ý các dấu hiệu: Một khi xảy ra các triệu chứng giảm bạch cầu, bạn cần tách bé ngay để theo dõi thêm, lưu ý tách ra một vị trí riêng biệt trong khu mèo bệnh. Nếu nuôi mèo đàn, bạn nên chuẩn bị sẵn các loại kit test các bệnh truyền nhiễm để test ngay cho bé khi có nghi ngờ nhiễm bệnh. Việc test nhanh sẽ giúp mình có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tình huống xấu nhất xảy ra.
Ví dụ, nếu mèo bị tiêu chảy mềm, mùi thúi tanh, thường là biểu hiện do nhiễm khuẩn đường ruột. Nhưng nếu mèo bị tiêu chảy lỏng như nước, không tanh, khả năng cao là do nhiễm virus, kết hợp thêm người lừ đừ, nôn ói, bạn cần test ngay cho bé bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
Lưu ý quan trọng để hạn chế bệnh giảm bạch cầu
Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình, các bạn có thể tham khảo để áp dụng phù hợp. Mình rút ra được 1 số lưu ý để hạn chế bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
1. Hạn chế lưu chuồng khi đi thú y, pet hotel hoặc những nơi cộng cộng nhiều mèo.
2. Nếu có tiếp xúc với chó mèo lạ hoặc đi vào khu vực nhiều chó mèo lạ, nên xịt khử khuẩn toàn thân trước khi ôm ấp tiếp xúc với mèo nhà.
3. Bổ sung men vi sinh Bioline MBR9, Beta Amin thường xuyên, duy trì từ 1- 2 tháng trở lên, không cần mỗi ngày nhưng nên bổ sung 2-3 lần/ngày để duy trì sức đề kháng tốt cho bé.
4. Thay cát mèo thường xuyên, chuyển qua dùng cát gỗ thay cho cát đất sét/ cát đậu nành.
5. Hạn chế dùng kháng sinh với các bệnh thông thường.
6. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát có ánh nắng mặt trời càng tốt.
Mẹo dân gian chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Đây là mẹo dân gian để chữa bệnh giảm bạch cầu mà mình tham khảo trên các hội nhóm chó mèo, nên áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi bạn có khu vực không có thú y.
Khi bị giảm bạch cầu ở mèo, bạn lấy ống xi lanh 5ml cách 2h bơm 1 lần gồm 1 ống nước đường glucoze (hoặc mật ong), 1 ống điện giải oresol, 1 ổng cỏ mực giã lấy nước hoặc cây lược vàng hoặc lá ổi đun lấy nước. Lên shopee đặt thêm men vi sinh Bioline MBR9 và Beta Amin cho uống bổ sung lấy sức tăng đề kháng. Nếu phát hiện sớm, kiên trì dùng cách này sẽ khỏi nhanh. Bé vượt qua được 5-7 ngày là sẽ hồi phục dần được nhé!
Bài viết trên chia sẻ dựa trên kinh nghiệm chăm mèo của bản thân mình, sẽ còn nhiều thiếu sót, các bạn comment thêm giúp mình hoàn thiện hơn kiến thức chung. Mong các bé mèo luôn khỏe mạnh và không bao giờ bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu nhé!
Đọc thêm:
Mèo Mới Triệt Sản Ăn Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Cần Thiết Cần Thiết
Mèo bỏ ăn nhiều ngày không biết nguyên nhân? Cách chăm sóc mèo bỏ ăn