
NHỮNG TRIỆU CHỨNG GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO
Giam bạch cầu ở mèo là gì? Tại sao mèo lại giảm bạch cầu? Rất nhiều bạn luôn đau đầu vì những bé mèo cưng của chúng ta luôn ốm yếu, bệnh tật và không biết mèo của mình mắc bệnh gì? Để giải đáp thắc mắc cho các bạn Helloconsen sẽ chia sẽ về căn bệnh này nhé!
Trước tiên các bạn nên phải hiểu bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh máu trắng, bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis). Bệnh được tạo ra bởi một loại virus DNA virus gọi là Felien pavovirus (F.P.V) thuộc nhóm Pavovirus.
Loại virus này có khả năng tồn tại mạnh mẽ với các điều kiện sống. Bệnh xuất hiện đột ngột với tỉ lệ tử vong từ 50 – 90%. Vì vậy các bạn không nên chủ quan khi xem nhẹ loại bệnh này nó sẽ khiến các bé mèo của bạn tử vong.
Vậy làm sao để phát hiện được căn bệnh này kịp thời? Helloconsen sẽ chia sẽ 1 số triệu chứng về căn bệnh này để bạn đề phòng sớm hơn nhé!
Những triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu:
-
Giai đoạn giảm nhẹ:
Các bé mèo sẽ có dấu hiệu mất cân bằng, chao đảo, loạng choạng khi đi lại. Nhìn kĩ thì hai mắt có tình trạng lờ đờ, mắt rất chậm, sụp mí, quanh miệng có thể bị thâm đen.
Khi mèo bỏ ăn nằm mệt mỏi hoặc muốn nhưng không thể tự ăn, thậm chí bỏ cả ăn dù có đồ ăn ngon. Bên cạnh đó, hơi thở và phân có mùi khó chịu hơn bình thường.
-
Giai đoạn giảm nhiều:
Vì tốc độ Virus lây lan nhanh nên các giai đoạn cũng tiến triển rất nhanh. Mèo sẽ có dấu hiệu nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng, tiêu chảy cấp.
Mèo lúc này có phần nhìn ủ rũ, uể oải, sốt theo từng cơn, mắt sụp, lông của chúng sẽ dần rụng nhiều hơn. Bị chảy nước mắt và dãi cũng bắt đầu chảy thành dòng với mùi hôi tanh. Để ý mèo sẽ nằm một chỗ kèm đau và cứng cả cơ lẫn khớp.
-
Giai đoạn nguy cấp:
Đến giai đoạn cuối cùng cũng là giai đoạn mèo của bạn có tỉ lệ tử vong rất cao. Thay vì tiêu chảy thì mèo sẽ bị đi ngoài ra máu, nhiệt độ cơ thể xuống thấp và không còn khả năng vận động nữa.
Lúc này mèo đã thực sự nằm trong tình trạng nguy cấp và cần theo dõi sát sao và liên tục của bác sĩ nhé các bạn
Vậy các bạn có biết nguyên nhân do đâu mà các bé lại bị mắc bệnh? Helloconsen xin chia sẽ tiếp qua phần dưới đây nhé!
Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo:
- Nhiễm khuẩn. Nhiễm loại nhiễm khuẩn mà mèo có thể gặp phải có thể từ áp xe, nhiễm trùng đường hô hấp trên tới nhiễm trùng huyết. Về cơ bản, bất kỳ bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nào cũng làm giảm lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính.
- Các bệnh về tủy xương hoặc virus làm giảm bạch cầu có thể phá hủy tủy vì đây là nơi sản xuất các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm lượng bạch cầu.
- Viêm tụy. Tuyến tụy bị viêm sẽ kéo các tế bào bạch cầu ra khỏi máu, do đó lượng bạch cầu trong máu mèo giảm.
- Một số loại thuốc. Corticosteroid (được dùng để điều trị viêm khớp) có thể làm giảm lượng bạch cầu trong máu mèo.
- Căng thẳng. Khi mèo căng thẳng, lượng bạch cầu của chúng sẽ bị giảm do phản ứng của hệ miễn dịch gây ra.
Phòng ngừa và trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo:
- Truyền vào tĩnh mạch của mèo dung dịch đường glucoza 5% hoặc là dung dịch mặn ngọt đẳng trương có liều lượng 20-30ml/kg thể trọng để bổ sung nước và điện giải bên cạnh các biện pháp trợ lực, trợ sức khác.
- Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát: ampicillin, kanamycin G5000 để tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp theo chỉ dẫn của bác sĩ như hai ngày lần, tiêm trong 3 tới 5 ngày.
- Cho mèo uống thêm các thuốc trợ lực, an thần và trợ sức cho mèo bị bệnh như các vitamin: B, B12, C…Nhớ tiêm cho mèo bị bệnh bắt đầu từ 8 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tháng.
- Tiêm vaccine cho mèo bị bệnh có độ tuổi từ tuần thứ 8 tuần trở lên, sau 4 tháng. Mèo trên 1 năm tuổi thì tiêm vaccine mỗi năm 1 lần
- Cách ly mèo bị bệnh với cá thể khác. Cho ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Cho mèo bị bệnh ăn thức ăn ít một nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Khi tiến trình điều trị có kết quả thì tăng dần lượng thức ăn cho đến lúc
- Nên tiêm phòng khi mèo đang khỏe mạnh, không mang mầm bệnh hoặc tiêm sau 2 tháng khỏi bệnh. Vì mèo hoang là ổ dịch bệnh nên hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với chúng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Sức đề kháng của mèo trên 5 tháng tuổi tốt hơn mèo con dưới 2 tháng tuổi nên khả năng chữa được bệnh cũng cao hơn. Hãy quan tâm và chăm sóc các bé mèo con nhằm khuyến khích bé để bệnh không nặng hơn.
Bài viết trên Helloconsen đã chia sẽ về những kiến thức về giảm bạch cầu ở mèo. Mong rằng sẽ giúp các bạn trong cách chăm sóc các bé mèo cưng nhé!