
Vì sao Boss bị nấm ghẻ dai dẳng không hết?
Nấm ghẻ ở chó mèo là tình trạng phổ biến ở các bé mèo và chó hiện nay. Chắc hẳn các Boss sẽ rất đau đầu về tình trạng của các bé nhà mình vậy tại sao lại xuất hiện nấm ghẻ ở chó mèo như vậy?
Nấm ghẻ ở chó mèo là gì?
Nấm ghẻ ở chó mèo là một bệnh do nấm gây ra làm nhiễm trùng da, lông hoặc móng. Bệnh được gây ra bởi nhóm nấm có tên là Dermatophytes. Nhóm này bao gồm nấm Microsporum canis (ảnh hưởng đến mèo, chó và ở mức độ nhẹ đối với các loài động vật cỡ lớn lớn), nấm Trichophyton mentagrophytes I verrucOsum và nấm Jerinasei M gypseum (gây ra các tổn thương nặng hơn, gây viêm)…
Các sợi nấm này xâm nhập vào cơ thể và phá hủy các sợi lông và các lỗ chân lông của thú cưng, làm cho chúng bị nhiễm nấm, tạo ra vảy gàu và rụng lông. Ở những bé chó mèo còn nhỏ hoặc hệ miễn dịch bị suy nhược thì tỷ lệ nhiễm nấm có thể diễn ra rất dai dẳng và lan rộng sang các vị trí khác. Việc truyền lây có thể thông qua việc tiếp xúc giữa chó lành với thú cưng bị bệnh, hoặc gián tiếp qua lông bị gãy rụng từ chó mèo bị bệnh.
Nguyên nhân gây nấm ghẻ
Nguyên nhân chủ yếu là do chúng không được vệ sinh sạch sẽ. Bộ lông bị bẩn và ẩm ướt trong nhiều ngày liền dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân tiếp theo đó là sử dụng sữa tắm hay dầu gội có nồng độ pH không phù hợp với làn da của chó mèo. Khiến chất nhờn trên da thú cưng bị mất đi, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng bệnh của chúng. Đây là điều cơ bản mà các Sen nên lưu ý nhé vì sữa tắm là loại đặc biệt hay gây cho các bé dễ bị dị ứng và nấm nếu chúng ta không biết về nồng độ pH thì làn da của bé sẽ bị thiệt hại rất nghiêm trọng nhé.
Tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn nấm ghẻ. Chúng sản sinh và gây bệnh nhanh chóng trên lông và da của chó mèo. Dẫn đến tình trạng rụng lông nặng và viêm da trên cơ thể của chúng.
Triệu chứng của nấm ghẻ:
Khi mắc phải nấm ghẻ các bé sẽ có những triệu chứng như sau:
- Ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên gãi vùng da bị nấm, rụng lông.
- Bệnh nấm mèo gây ra tình trạng ngứa, gãy sợi lông hoặc rụng lông thành từng mảng. Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.
- Da đỏ có vảy, mủ nhày.
- Bề mặt da có lớp dịch nhờn có mùi hôi.
- Da dầy lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị tổn thương.
- Hạch bạch huyết sưng
Cách phòng bệnh nấm ghẻ ở chó mèo:
- Không tiếp xúc với chó mèo bị nấm hoặc nghi nhiễm nấm
- Lông và da của chú chó mèo lúc nào cũng phải khô thoáng và sạch sẽ.
- Vệ sinh nơi ở và những nơi các bé nhà bạn hay nằm.
- Sử dụng các loại sản phẩm sữa tắm dành riêng cho chó mèo
- Thường xuyên chải lông, quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe lông, da của chú chúng
- Hạn chế tối đa việc cho thú cưng tiếp xúc với những cá thể bị bệnh
- Chú trọng nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng của chó mèo. Đây là một vấn đề quan trọng bởi dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến độ óng mượt, khỏe mạnh của da, lông.
- Thường xuyên nhỏ gáy để phòng chống ký sinh trùng cho chó mèo
Điều trị nấm da cho chó mèo:
Sử dụng tinh dầu tỏi cho bé. Đây là loại tinh dầu được rất nhiều người tin dùng và trong tinh dầu tỏi TÂM PHÚC có nồng độ cao hơn 5-10 lần các loại trên thị trường, được điều chế với dung môi phù hợp có khả năng diệt được cả vi.r u.s (Hầu hết các loại khác chỉ dùng được cho vi kh.uẩ.n). Nên uống dầu tỏi ngay khi vừa chớm cúm để có thể khỏi ngay trong ngày vì lúc này vi khuẩn, virus chưa kịp nhân sinh khối nhiều.
Tinh dầu tỏi còn có thể trị các bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp, sát khuẩn vết thương hở, nhiễm trùng, mụn nhọt, các bệnh ngoài da, nấm da mèo,…Các sen nên bôi đồng đều khu vực bị nấm, ghẻ, lan rộng vòng loại bỏ vi khuẩn nấm, ghẻ. Nếu bôi trúng vào mắt , cần lấy khăn bông ướt lau lại ngay sau khi bôi
Loại này để trị nấm và hô hấp cho mèo. Nhưng mấy bạn lưu ý, đây vẫn là kháng sinh. Muốn mèo không bị nấm nữa thì phải nâng đề kháng của bé lên, có dính mưa ẩm ướt cũng ko bị.
Để các bé không còn bị nấm da trên người nữa các Sen hãy điều trị cho các bé bằng tinh dầu tỏi và các thực phẩm chức năng để giúp các bé mỗi ngày 1 khỏe mạnh hơn nhé
Mèo Bị Nấm: Triệu Chứng, Chăm Sóc Và Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả